Vietnamese Expats

Cho đi là để nhận lại
Google badgeiOs badge
4 năm trước
updated 4 năm trước
Kinh nghiệm đi khám bệnh ở Mỹ
Shared tại https://www.facebook.com/438523176479678/photos/a.443712539294075/608954382769889/?type=3
Mình muốn chia sẻ chút kinh nghiệm cá nhân đi khám ở đâu và lúc nào, để phù hợp tình huống và tiết kiệm vì chắc ai cũng hiểu medical bill ở Mỹ nó khủng thế nào. Đây chỉ là kinh no cá nhân mình mang tính chất tham khảo thôi nhé, ko phải là hướng dẫn nên mình ko chịu trách nhiệm nếu ai áp dụng, có gì xin mọi người bổ sung thêm.

Primary care office:

Các bệnh thông thường có thể chờ được như kiểu hắt hơi sổ mũi đau họng nhẹ nhàng hay các bệnh cần phải refer tới specialist vì ở đây hẹn bác sĩ ko ngay và luôn đc trừ khi là quen biết chính xác bác sĩ đó có thể ưu tiên và lấy hẹn luôn. Như vụ specialist thường mình ko có thời gian để đến chỉ để miêu tả rồi lấy referal. Nên triệu chứng cái gì rõ ràng là mình hẹn thẳng specialist luôn như đau lưng, chân thì hẹn thẳng Chiropractor, đau họng mãn tính hẹn ENT doctor... Mình chỉ làm cái này khi biết khá chính xác triệu chứng và hiểu cơ thể mình. Còn nếu ko biết liệu nó là cái gì thì cũng phải qua kênh này để đc bác sĩ chỉ định tới specialist nào. Hay để có pre op clearance chắc dịch là kiểu xét no trước phẫu thuật cũng buộc phải tới primary care office để làm xét no thì specialist mới cho phẫu thuật. Hay follow up sau khi ra viện hay cần có người nắm toàn bộ medical history của mình để các doctor khác contact khi cần thì primary care cũng quan trọng.
Ưu điểm: bill thuộc loại nhẹ nhàng nhất, hầu như chỉ phải trả co-pay, có thể phải trả thêm nếu làm lab test hay các treatment đặc biệt.
Nhược điểm: muốn được việc phải kiên nhẫn, ko nhanh gọn nhẹ đc. Có khi phải chờ vài ngày vài tháng mới tới hẹn. Kiểu ở VN là như kiểu chờ khám tuyến trên chuyển tuyến chờ cả tuần... Giờ làm việc thường 8-5 ban ngày.

Urgent care:

Kiểu như flu, viêm họng cấp, cảm, sốt, phế quản, trật gẫy tay chân cần chụp x-ray, buồn nôn, đi ngoài... hay ko biết cái triệu chứng mới xảy ra gấp nó là cái gì để đi specialist thì vào đây. Kiểu này là kiểu giống mấy phòng khám bác sĩ ở VN đến xếp chỗ đợi là gặp đc bác sĩ. Nhiều nơi có hẹn online đến sát giờ bác sĩ khám đc là họ gọi để mình chạy tới cho nhanh khỏi ngồi đợi. Urgent care thường nhan nhản mọi nơi search thường là gần nhà cũng có.
Ưu điểm: nhanh gọn nhẹ cho mấy bệnh đơn giản nhất là lúc sốt, cúm, trật tay chân hay whiplash sau tai nạn xe. Giờ làm việc: thường sáng sớm tới khuya chỗ mình là 7am-9pm. Tiền trả cho urgent care cũng khá nhẹ nhàng vì thường cũng có copay cho urgent care tuỳ bh, tiền nếu phải làm lab test cũng ko cao lắm. Ví dụ: Thường mỗi lần mình đi urgent care chỉ phải trả copay $30 với bh của mình bao gồm các loại lab test máu và xray, bh cty trc của mình thì trả $100.
Nhược điểm: chỉ chữa các bệnh đơn giản như trong hình

Emergency room:

Là các bệnh đe doạ tới tính mạng như đau ngực đột xuất, mất ý thức, nôn ra máu, sốt quá cao, tai nạn...
Ưu điểm: sẽ được giảm đau nhanh chóng nhất nếu bị đau quá mức, được cứu sống một cách nhanh nhất “có thể”.
Nhược điểm: ko được biết trc ai sẽ điều trị mình, bác sĩ thượng vàng hạ cám, may gặp người giỏi biết xử lý thì ngon, gặp người chỉ làm vì paycheck của họ thì xác định là cầu may mắn đến với mình. Bác sĩ rất sợ chịu trách nhiệm nên nhiều khi họ sẽ hỏi ngược lại là mình muốn họ làm gì. Thế nên đầu mình lúc nào cũng phải chuẩn bị phương án cho bản thân, chứ ko trông chờ 100% vào bác sĩ. Nhà mình đã từng 2 lần bị vậy. Bác sĩ ko làm gì và quay ra hỏi mình muốn họ làm gì dù đang đau gần chết. Nên kinh no mình rút ra mình phải là bác sĩ cho bản thân trước trang bị kiến thức cần thiết để bảo vệ mình và search reviews thật kỹ các ER quanh thành phố đặc biệt đọc kỹ kinh no trên Nextdoor để biết hàng xóm mình dùng cái nào. Vì ER mà chờ lâu quá cũng chết, mà bác sĩ/nhân viên dở thì cũng chết. Search kỹ xong thì ghi lại vào email/giấy tờ... để lúc khẩn cấp cứ thế mà đi. Nhờ có research trc mà cũng cứu mình đc mấy lần gần đây. Cái này cực kỳ quan trọng để cứu tính mạng bản thân, gia đình lúc cần vì thế bỏ thời gian nghiên cứu tìm hiểu là cần thiết.
ER ko phải là chỗ cho mình điều trị 1 cách triệt để mà giải pháp của họ là chỉ đưa mình về trạng thái ổn định còn lại là phần sau mình tự lo tự kiếm bác sĩ để điều trị tiếp. Ví dụ: nhà mình bị sỏi thận cấp cứu do đã xuống ống tiết niệu, bác sĩ cấp cứu cho giảm đau, làm ct scan để xác định là cái gì rồi gọi bác sĩ thận on call tới cấp cứu, bác sĩ thận tới cấp cứu dùng các thiết bị bệnh viện có nên chỉ tạm thời đưa viên sỏi ngược trở lại thận để bệnh nhân tạm thời ko đau đớn chứ ko tìm mọi cách để kiếm được thiết bị đưa sỏi ra ngoài. Sau đó cho nhà mình ra viện rồi nhà mình phải tự xử đoạn tiếp theo với bác sĩ khác.
Và tuy là ER nhưng cũng phải có thứ tự ưu tiên xếp hàng, nhiều nơi thường xuyên quá tải có khi đợi cả ngày mới tới lượt nếu ko phải là tình trạng đe doạ mạng sống. Như có hàng xóm của nhà mình chết vì đợi lâu quá và hay như nhà mình chọn cái bệnh viện to nhất bang nhảy vào mà ko research trc hậu quả là chờ gần 1 ngày trong đau đớn mà ko tới lượt. Nhược điểm to nhất của ER là bill rất rất khủng. Đa phần cho dù là bệnh viện in network thì các bác sĩ cấp cứu đa phần là contractor với bệnh viện nên hầu hết out of network. Và bệnh viện sẽ gửi 1 bill về facility cho mình, từng bác sĩ và y tá sẽ gửi từng bill chứ ko phải như ở VN thanh toán cho bệnh viện là đủ hết tiền bác sĩ. Cho nên đã vào ER thì đừng nghĩ tới bill lúc vào, chỉ nên quan tâm tới sức khoẻ thôi. Vì có nghĩ cũng chả biết được gì cho tới vài tháng sau. Như case cấp cứu nhà mình phía trên gồm có: Bill gồm 1 bill bệnh viện, 6 bills riêng từ 6 bác sĩ cấp cứu và bác sĩ thận và 2 bills từ y tá.
Tóm lại là các bệnh thông thường thì cố giảm thiểu dùng ER để bớt gánh nặng bill và sự mệt mỏi.
Kinh no cá nhân mình thường là nếu là ban ngày trc 7,8h tối mà sốt (dưới 101F), đau họng, đau bụng thì mình qua urgent care ko phải ER vừa nhanh, vừa ko tốn mấy bill cũng chỉ như đi khám bs bình thường hoặc nhỉnh hơn thôi. ER chỉ dùng cho khi buổi tối ko còn chỗ nào để đi và tình huống cần gấp. Còn như mình mà sốt thì từ lúc 101F là đi urgent care để phòng trc rồi. Mình chẳng thà mất mấy chục đồng lúc sốt 101F còn hơn vào ER khi sốt cao và trả vài ngàn, mà họ cũng chỉ hạ sốt tạm thời mấy tiếng rồi tống về nhà. Phòng xa thường là ko thừa. Kinh no mình là vậy
Ở Mỹ quan trọng nhất là sức khoẻ, vì nếu ko khoẻ thì tiền làm ra cũng ko lại tiền bill. 1 điều quan trọng phòng bệnh hơn chữa bệnh. Phòng bệnh và phát hiện bệnh sớm thì đơn giản và đỡ tốn kém hơn nhiều so với chữa bệnh ở đây.
Nguồn tham khảo ảnh: http://www.thefutureofhealthcare.org/emergency-care/


Comments

Vui lòng đăng nhập trước
Post được báo rác nhiều sẽ bị xóa
Loading...