Shared tại https://www.facebook.com/groups/KetNoiVietCa/permalink/1378888188837531/
Hello mọi người, hôm nay mình muốn chia sẻ một ít kinh nghiệm cho các bạn muốn nhắm đến làm công việc văn phòng ở Canada. Kinh nghiệm một phần mình trực tiếp đi làm một phần thông qua bạn bè của mình đã hoặc đang làm những vị trí này nên mình tích góp lại. Trên này mình biết có nhiều anh chị lâu năm hơn mình nên mình hi vọng nếu có thời gian thì anh/chị đó chia sẽ cũng rất đáng quí. Trong gói gọn bài này mình sẽ ráng cố gắng chia sẻ một công thức chung nhất mà mình đúc kết được từ làm việc ở môi trường bên này. Hi vọng các bạn đọc và có thể rút ra được một số điểm mấu chốt cho mình để sau này chuẩn bị xin việc ở Canada nhé. Cá nhân mình thấy mấy điểm này đem về VN thì nhà tuyển dụng cũng sẽ tìm các điểm y chang khi thuê bạn.
Nhìn chung thì xin việc ở Canada theo mình thấy là ko dễ, nhất là cho sinh viên mới tốt nghiệp ra và muốn làm trong văn phòng vì hiện nay tỉ lệ sinh viên học business các ngành accounting, finance, marketing rất nhiều. Số lượng người học thì nhiều mà số lượng người biết mình muốn làm cái gì và cụ thể sẽ làm cái gì ko nhiều, cho nên giữa vô vàn hồ sơ các ứng viên nộp vô, HR sẽ lọc ra các ứng viên được giới thiệu từ bên trong trước hoặc có kinh nghiệm trước rồi mới đến fresh graduate. Một khi đã được gọi interview thì đây là cơ hội quí giá của các bạn để cho người ta thấy bạn là người thế nào, bạn có tố chất gì có thể đóng góp được cho công ty để họ thuê mình. Nói nôm na thì bạn phải là ngôi sao tỏa sáng thì mới vô được cty tốt hoặc công việc chủ thuê trả lương bèo quá ko ai thèm làm thì mới đến lượt junior. Mình để ý thấy (ko phải toàn bộ) nhưng làm cho Ấn Độ thì lương bổng hơi bị thấp...
Trước hết mình sẽ nói về công việc Finance/Accounting và sau đó là Marketing/Sales vì mình đều đã và đang làm cả hai ở Canada.
Finance/Accounting: nếu nói em muốn học tài chính kế toán và làm tài chính kế toán thì đây là một khái niệm rất chung chung. Nếu mình là người phỏng vấn mà sinh viên trả lời mình như vậy mình sẽ loại từ vòng giữ xe vì điều này cho thấy sinh viên chưa có chuẩn bị kĩ càng và chưa thật sự biết mình học và làm gì trong ngành của mình. Finance/Accounting ở Canada nhìn chung sẽ tách ra làm các hướng như sau: corporate finance/accounting và banking.
Trong corporate finance thì mình bao gồm auditing (kiểm toán), taxation, corporate accounting (financial reporting, costing) etc. Đi theo hướng này thì nhìn chung sinh viên có 2 hướng:
1) Trong trường hằng năm đến mùa CACEE khoảng tháng 9 các công ty (firm) sẽ vô trường tuyển articling students. Họ sẽ tuyển dựa trên các tiêu chí GPA and work experiences. Đa số các ứng viên cutoff khi tuyển vào công ty kiểm toán thường điểm GPA khá cao hoặc là đã có kinh nghiệm thực tập kế toán hoặc là được nhân viên trong công ty giới thiệu. Làm trong đây thì các bạn được va chạm nhiều, được học nhiều về kiểm toán, thuế và có thể cả tư vấn (consulting) tùy thuộc các bạn làm trong department nào. Sinh viên CPA từ firm ra rất được coi trọng vì họ nắm rõ kĩ năng kế toán và biết được qui trình của kiểm toán viên mà ko phải ai cũng có. Đa phần sinh viên làm ở firm vài năm khi có CPA là chạy vì tính chất công việc áp lực cao khi high season và lương thường thấp hơn industry nếu như ko lên được manager.
2) Một hướng khác là khi ra trường các bạn sẽ chui thẳng vào industry làm luôn và phát triển nghề nghiệp của mình ở đó. Các bạn có thể bắt đầu bằng nhân viên xử lí Account Receivables, Payable, rồi sau đó là Senior rồi sau đó làm Analyst. Analyst thì có nhiều dạng, các bạn có thể làm analyst về receivables, payable, production, costing, taxation, business (analyst).
Những công việc này at the end of the day, nếu bạn muốn gắn bó lâu dài với kế toán, thì bạn bắt buộc phải học và đạt được CPA designation. Một khi có designation bạn sẽ được cân nhắc tặng lương, promote lên senior và sau đó là controller, manager of finance, etc cao nhất là CFO. Lương trung bình của controller hiện tại vào khoảng 75k-90k 1 năm. Vậy thế nào để mình xin được 1 chân vào những công việc này?
Thông thường khi bắt đầu 1 nghề nào cũng vậy, các bạn sẽ bắt đầu từ thấp lên cao. Làm như vậy để các bạn hiểu rõ hơn về tổ chức doanh nghiệp, môi trường làm việc và cũng là để các bạn học từ những cái nhỏ nhất trong công ty. Khi làm kế toán thì yếu tố cần nhất mà chủ doanh nghiệp muốn thấy ở nhân viên của mình là tính cẩn thận. Vì các bạn làm việc với số liệu để báo cáo hoặc là payable hoặc là receivables nên yêu cầu độ chính xác cao. Làm kế toán ở level thấp thì đa phần ko có chuyện mập mờ giữa đúng và sai. Đúng là đúng mà sai là sai, người ta yêu cầu bạn trả 1 đồng mà bạn trả 2 đồng là công ty mất tiền và mất thời gian reconcile lại. Hoặc khi làm GST PST self assessment mà làm bậy mà CRA phát hiện ra thì doanh nghiệp bị phạt chết luôn, có trường hợp lên đến cả trăm ngàn. Cho nên các bạn phải cho người ta thấy các bạn là con người cẩn thận và kĩ tính. Song song đó là cho người ta thấy khả năng suy luận từ số liệu để sau này còn có cơ hội mà thăng tiến lên. Nên nhớ học thêm CPA nữa nhé.
Trong banking thì có thể chia ra chung nhất là retail bank, commercial bank and corporate bank. Canada cũng có investment bank nhưng mà cái này cá nhân mình thấy xa xỉ quá, mình ko đủ trình độ để viết.
1) Retail banking là làm về customer service rep, financial advisor, financial planner etc. Tính chất công việc của ngành này sale là chính. Nếu các bạn giỏi và thích giao tiếp, tư vấn cho khách hàng thì đây là ngành các bạn có thể cân nhắc. Để làm cái này thì các bạn ko hẳn phải học finance/accounting. Marketing Business hay Econ cũng xin được. Quan trọng là lấy các tín chỉ bên Canadian Securities Institute để được tư vấn bán mutual funds, stocks etc. Sau khi làm 1 thời gian có customer base thì các bạn có thể học thêm để trở thành financial planner. Những người Financial Planner giỏi đa số sẽ làm việc với dân nhà giàu lên kế hoạch tài chính cho họ và thu nhập thường 6 chữ số trở lên. Nhưng start ở mức advisor thì lương chỉ xấp xỉ 40k. Để làm được công việc này thì các bạn phải giao tiếp thật giỏi, hiểu ý khách hàng, bán hàng tốt. Các bạn ko cần phải quá giỏi với số liệu nhưng các bạn phải khéo với khách vì các bạn sẽ có sale target mỗi năm. Tùy bank tùy mức độ senior mà target sẽ từ thấp lên cao.
2) Commercial bank: cái này khá là hay, các bạn bắt đầu bằng công việc associate. Công việc chính của các bạn là xử lí data, tính các chỉ số tài chính và viết report cho manager review. Song song đó các bạn cũng được đi theo manager gặp khách hàng, tích lũy kinh nghiệm. Lưu ý ở đây khách hàng của bạn là doanh nghiệp chứ ko phải cá nhân nên mức độ hợp đồng lớn, vì thế đòi hỏi sự chính xác cao và khả năng giao tiếp tốt. Những người theo nghề này thường học về finance/accounting. Sau vài năm làm tốt hoặc có designation sẽ được promo lên manager. Đa số manager thường có CFA, CPA hoặc MBA designation. Lương cho manager thường từ 80-100k + bonus. Associate 56-62k+ bonus. Để làm vị trí này thì các bạn vừa phải hội đủ số 1 như trên và thêm vào khả năng viết cộng với tính toán thật tốt vì ở mức độ associate các bạn sẽ viết report suốt ngày. Còn commercial manager thì các bạn sẽ đi gặp khách và bán bank products nên vì thế vừa cần sales skills vừa cần number crunching skills.
3) Corporate bank: mình thấy nó khá giống với corporate accounting, khác cái là vì bank là 1 industry riêng biệt nên cách hoạt động của nó khác với doanh nghiệp ở ngoài. Trong đây thường các bạn nào học finance/accounting sẽ bắt đầu làm fund accountant rồi sau đó là senior rồi analyst các thể loại. Các head office của bank lớn thường có trading floor, các bạn cũng có thể xin vào làm nhưng đây là high-end nên thường junior ít được vô vì làm ko khéo sẽ mất tiền trực tiếp. Nhân viên ở floor này thường trên đầu 2 thứ tóc rồi. Cái này thì rất chung chung, đa số dân business finance đều vô đây học và được train lại hết. Khi vô làm thì năng lực sẽ đưa mình lên cao hơn. Những designation mà người ta thường học ở đây là CFA, CPA và MBA.
Trong tất cả các việc trên, đa số việc nào cũng cần thiết khả năng xử lí số liệu. Những việc liên quan đến sale thì cần kĩ năng giao tiếp và close deal. Khi đi interview nhớ xoáy vào các kĩ năng mà chủ doanh nghiệp đang tìm kiếm ở vị trí tuyển dụng. Bất kì chủ doanh nghiệp nào cũng thích khi thấy ứng viên biết được mục tiêu nghề nghiệp của họ và biết được vị trí mình phỏng vấn là làm gì. Như vậy sẽ tiết kiệm được khá nhiều tiền bạc và thời gian bỏ ra để đào tạo lại. Mình để ý thấy nhiều bạn Vietnam mà mình gặp hoặc nói chuyện qua rất ngại giao tiếp hoặc kĩ năng diễn đạt chưa đủ để người ta hiểu. Cho nên mình khuyên các bạn là nên tận dụng thời gian đi học mà hòa nhập vào văn hóa cuộc sống bên này. Kĩ năng sống và thái độ làm việc của các bạn cao bao nhiêu thì cơ hội để ra trường có công việc tốt và lương cao cao bấy nhiêu.
Thôi nay mình sống ảo nhiêu đây thôi. Những việc mình liệt kê ở trên rất chung chung, để viết chi tiết chắc mấy chục trang ko hết. Bạn nào có ý định nghiêm túc thì có thể google và đọc tích lũy cho chính mình. Tự tìm tòi trong học hành, công việc và cuộc sống đôi khi cũng rất hay đấy! Lần sau rảnh mình chia sẽ công việc về marketing ở mức độ mid senior and senior nhé.