Shared tại https://www.facebook.com/groups/506890139330293/permalink/2750715974947687/
Trong quá trình chuẩn bị nộp hồ sơ định cư, việc khai báo thành khẩn, trung thực tất cả thông tin liên quan đến kinh nghiệm học tập, làm việc là điều vô cùng quan trọng, sai một li có thể đi một dặm. Tuy nhiên, hầu hết các bạn du học sinh đều gửi hết hồ sơ cho công ty du học làm để công ty làm hộ, do vậy, rất nhiều bạn không biết công ty du học đã gửi những gì cho cục di trú Canada, đúng hay sai, thừa hay thiếu, mà thường 1-2 năm mình không hỏi lại thì công ty du học cũng hủy đi cho đỡ chật chỗ rồi (như trường hợp mình đây). Chính vì vậy mà tháng trước mình có đăng kí xin cục di trú cấp lại những giấy tờ ngày xưa lúc mình nộp xin visa du học và vừa nhận được kết quả mấy hôm vừa rồi (đúng 30 ngày). Việc đăng kí xin lại giấy tờ cực kì dễ:
1. Truy cập vào trang web: https://atip-aiprp.apps.gc.ca/atip/welcome.do, chọn next theo như hình hướng dẫn trong bài.
2. Trả lời các câu hỏi như sau (hình minh họa phía dưới):
Department: Immigration, Refugees and Citizenship Canada.
Category: Individual/corporation currently present in Canada (lưu ý: Dịch vụ này chỉ dành cho và miễn phí cho những ai đang ở Canada (du học sinh không có PR cũng được tính). Nếu bạn ở ngoài Canada, bạn cần phải ủy quyền cho người khác đang sinh sống ở Canada và mất 5 đô).
Điền tên tuổi địa chỉ họ hàng hang hốc như bình thường.
Are you requesting information on your own behalf: Yes.
Select the category the best describes you: Học sinh thì chọn Academia, nhưng cái này không ảnh hưởng gì đến kết quả quả cả, ngày xưa mình chọn “tao biết nhưng không nói đấy (decline to identify)”.
How would you prefer to receive the requested records: Có thể chọn gửi email hoặc CD đến nhà, nên chọn email cho nhanh.
3. Bấm next. Các bạn sẽ được chuyển sang trang hỏi bạn muốn xin thông tin Access to Information Act hay là Privacy Act: Access to Information Act thì mất 5 đô còn cái Privacy Act thì miễn phí. Mình cũng không rõ 2 cái khác nhau gì nhưng theo như luật sư thì 2 cái thường kết quả là giống nhau và bản thân mình cũng thử cả 2 cái, kết quả y hệt, vì vậy cứ chọn Privacy Act cho tiết kiệm. Điền tiếp các mục theo như minh họa:
Type of record: Immigration/Citizenship Records
Client ID Number: Là số UCI/IUC ở góc phải study permit, có format là 12-3456-7890 hoặc 1234-5678.
Type of record: Temporary Residence
Which specific information: The application, supporting documents and correspondences sent to and/or from IRCC.
Files number(s): Mình cũng không rõ lắm, nhưng mình có mở lại cái giấy chấp nhận cho đi du học của đại sứ quán Canada thấy có cái Application Number ở trên đầu trang, dạng S123456789, điền vào thấy không có vấn đề gì cả.
4. Bước cuối cùng: Đây là optional, bạn có thể gửi bản mềm của các giấy tờ liên quan để giúp người ta tìm hồ sơ bạn dễ hơn. Mình thì gửi những giấy tờ thông thường như là LOA, bản sao passport, visa, study permit… thôi. Xong rồi bấm continue, xem xét lại lần cuối rồi nộp. Thế là xong! Thông thường người ta sẽ trả kết quả vào mail trong khoảng đúng 30-31 ngày sau khi mình yêu cầu. Các giấy tờ gửi lại thường gồm mẫu đơn #IMM5707, #IMM1294, giấy chấp nhận đi du học.
Lưu ý: Một số trường hợp nếu các bạn ở quá lâu mà không có yêu cầu gì liên quan đến việc kiểm tra giấy tờ, có thể chính phủ sẽ hủy những giấy tờ đó của bạn đi để tiết kiệm dung lượng lưu trữ, tuy nhiên khi khai kinh nghiệm học tập và làm việc các bạn hãy cố gắng khai trung thực và chính xác nhất theo những giấy tờ bạn còn giữ nhé.
Ps: Bài viết không nhằm mục đích câu like, nên nếu ai mà cứ thích like 👍 với thả tim ❤ và share 🔗 thì… mình rất là thích 😂