Shared tại https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=2005454179722191&id=1903296809937929
Đọc một số bài của mấy em du học sinh về việc đi làm và chủ không trả lương khi vào học việc hay quỵt tiền công của mấy em khi mấy em làm sai nên tôi muốn viết để chia sẻ với mấy em để biết về quyền lợi và nghĩa vụ của mình khi mấy em đi làm hợp pháp ở Canada
Quyền lợi khi đi làm hợp pháp
- Khi đi làm hợp pháp tức là phải có số an sinh xã hội (Social Insurance Number or SIN), phải có hợp đồng lao động dù chỉ là một thỏa thuận rất đơn giản giữa chủ và nhân viên. Khi có hợp đồng lao động, chủ không thể nào không trả lương cho bạn nếu như bạn có làm việc.
- Khi đi làm hợp pháp, nếu có tai nạn lao động xảy ra (đứt tay, phỏng, ...) bạn sẽ được Worker's Compensation Board (WCB) trả khoảng 90% lương lúc còn đi làm. Con số % sẽ tùy theo WCB của mỗi tỉnh bang.
- Khi đi làm hợp pháp, có nộp thuế, nếu thu nhập cả làm dưới 15K thì gần như là tax free. Nói cách khác, nếu làm lậu, nhận cash, vừa không có credit gì, vừa không được luật pháp bảo vệ
- Khi đi làm hợp pháp, chủ sẽ phải trả tiền cho thời gian thử việc (probationary period) theo luật lao động. Trừ phi bạn làm việc trong chương trình làm việc tập sự như một phần của chương trình học (work as part of your school curriculum) thì công việc đó không được trả tiền. Còn không, chủ sẽ phải trả tiền cho bạn bình thường như mọi công nhân khác (rate of pay for training wages có thể thấp hơn regular rate)
Những rủi ro cho du học sinh khi đi làm việc bất hợp pháp
- Bạn có thể đối mặt với rủi ro bị vết đen trong hồ sơ của CIC
- Bạn không được luật pháp bảo vệ vì bạn không có liên hệ chính thức gì với doanh nghiệp. Khi có tai nạn hay việc gì không tốt xảy ra cho bạn, chủ có thể phủi tay và bảo không biết bạn là ai. You are an undocumented worker or ghost to the business!
- Bạn đi làm lậu, không khai thuế, nếu bị report thì sẽ bị CRA phạt. Nếu không comply có thể ảnh hưởng hồ sơ di trú sau này (CIC có thể request thông tin về hồ sơ thuế của bạn)
- Bạn đi làm lậu và nếu bị chủ quỵt tiền, bạn sẽ gặp khó khăn khi trình báo với chính phủ vì thưa ra thì mình cũng là người có lỗi
Chủ có được phép không trả lương không?
Nếu như bạn được mướn vào hợp pháp thì xin khẳng định là chủ, trong bất kỳ trường hợp nào, không được phép quỵt tiền của nhân viên. Cho dù là kỷ luật nhân viên, đuổi việc nhân viên, chủ vẫn phải trả lương tối thiểu cho nhân viên. Ví dụ, nếu chủ schedule bạn 8 hours nhưng khi bạn đến làm, phạm lỗi, cho dù bạn làm chưa đến 4 hours, chủ vẫn phải trả cho bạn 4 hours!
Sau cùng, tôi là kế toán chuyên nghiệp chứ không phải là chủ nail, hay chủ phở 🙂 tôi viết bài này để mấy bạn hiểu và giúp các bạn một ít kiến thức luật pháp để tránh bị lợi dụng hay lạm dụng khi đi làm, tránh cho bạn bị ăn hiếp khi đi làm. Bài này viết để chia sẻ thông tin luật pháp chứ không phải là bài tư vấn lấy tiền nên sẽ thiếu sót và không bao đủ hết các trường hợp và các ngoại lệ với các điều qui định hay luật lao động. Bạn có vấn đề rắc rối với chủ khi đi làm thì tốt nhất là phone nói chuyện với labour relation board của tỉnh bang nơi mình sinh sống, làm việc. Họ cung cấp thông tin miễn phí. Nếu cần trợ giúp bằng tiếng Việt thì có thể tham vấn với những anh chị hiểu biết luật pháp, đừng làm gì trái luật. vì 2 wrongs don't make one right!
Reference
http://workersactioncentre.org/language/english/
https://www.labour.gov.on.ca/english/es/pubs/internships.php
https://www.wcb.ab.ca/claims/benefits-during-your-claim/wage-replacement.html