Shared tại https://www.facebook.com/groups/HoiNguoiVietCanada/permalink/1675004712600295/
Hôm nay có một bài về chuyện một người đã có visa du lịch Canada “bỗng nhiên” bị giữ hộ chiếu từ khi quá cảnh ở Hong Kong và bị từ chối nhập cảnh, và huỷ visa, tại sân bay Canada. Chuyện này thực ra không mới, cũng không lạ nhưng càng ngày xảy ra nhiều. Người chỉ mang quốc tịch Việt Nam cần có một visa còn giá trị (“valid visa”) để nhập cảnh Canada. Tuy nhiên, việc trong hộ chiếu có visa còn hạn không đảm bảo 100% bạn sẽ được nhập cảnh. Các lý do bị từ chối nhập cảnh thường xảy ra:
1. Hộ chiếu giả và/hoặc visa giả,
2. Mục đích chuyến đi không rõ ràng (lịch trình, nơi ở, bà con/bạn bè… ở Canada),
3. Không chứng minh được nguồn tài chính cho chuyến đi,
4. Mang theo vũ khí hoặc ma tuý (hai cái này thì quá nặng, không phải chỉ bị từ chối nhập cảnh),
5. Có tiền án và/hoặc khai gian trong lúc xin visa…
Vì sao có visa rồi mà vẫn chưa chắc được nhập cảnh?
Visa được cấp bởi Bộ Di trú, Người Tị nạn và Quốc tịch Canada (IRCC) còn việc bạn được nhập cảnh hay không là do officer của Canada Border Service Agency (CBSA) quyết định lúc bạn đặt chân lên đất Canaada. Hai cơ quan này khác nhau và hoạt động độc lập. Trong thời gian qua đã có nhiều trường hợp người Việt Nam bị từ chối nhập cảnh trong những tình huống kiểu như:
- đi dự hội thảo mà không biết giao tiếp bằng tiếng Anh,
- đi theo business visa (“visa thương mại”) mà không biết công ty mình sẽ thăm/làm việc với tên gì, điạ chỉ ở đâu; thậm chí không trả lời được mình sẽ mở đầu tư/business ngành nào, dạng gì…
- đi học khoá chuẩn bị (ELS/FSL…) mà cầm theo mấy bộ kềm cắt móng,
- đi du lịch ngắn ngày mùa hè mà cầm theo quá nhiều quần áo mùa đông…
Cũng còn một điều, rất quan trọng, cần chú ý nữa là nếu trong quá trình thẩm vấn tại sân bay, officer nhận thấy có điểm mâu thuẫn với hồ sơ khai lúc xin visa, hồ sơ của bạn có thể sẽ bị điều tra và, nếu dẫn tới kết luận là khai gian (misrepresentation), bạn sẽ bị cấm nộp bất kỳ đơn xin visa Canada nào trong vòng 5 năm.
Nếu bạn muốn đến Canada du lịch hay du học hay làm việc hay định cư, hãy đảm bảo rằng tất cả thông tin về bạn được khai trong các form là đúng sự thật.
Tôi đăng lại bài về Inadmissibility (Không thể nhập cảnh) dưới đây để mọi người có thể đọc lại.
INADMISSIBILITY – “BÍT CỬA XIN VISA”
Không phải đợi tới khi bà Kellie Leitch - ứng viên cho ghế lãnh đạo Conservative – hỏi ý những người ủng hộ mình xem những người sắp được duyệt nhập cư Canada phải trải qua thêm (các) kiểm tra liên quan đến việc họ “có đi ngược lại với “các giá-trị-chống-Canada” (http://www.cbc.ca/news/politics/kellie-leitch-survey-question-1.3744948), bất kỳ ai xin visa vào Canada, dù là các dạng visa tạm thời (temporary) như du lịch, du học, thăm thân hay định cư hoặc tỵ nạn, cũng phải trải qua các bước xét duyệt về “admissibility”. Nói cách khác, một người được xem là không thể nhập cảnh vào Canada (“inadmissible”) nếu mắc phải các vấn đề:
1. Security:
- trực tiếp tham gia hoặc có dính líu tới tội/hành vi phản quốc đối với Canada hoặc đi ngược lại các lợi ích của Canada
- tham gia hoặc xúi giục lật đổ một chính phủ/thể chế/quy trình dân chủ (được hiểu như ở Canada)
- dính líu tới khủng bố
- là mối nguy hiểm đối với an ninh Canada
- dính líu đến các hành động bạo lực có thể gây hại đến an toàn hoặc mạng sống của những người đang sống ở Canada hoặc
- là thành viên của các tổ chức có dính líu tới các hành động trên
(Section 34, Immigration and Refugee Protection Act – IRPA)
2. Human or international rights violations:
- Phạm các tội liên quan đến nhân quyền và luật pháp quốc tế ở ngoài Canada
- Là một quan chức cấp cao trong một (cơ quan của) chính phủ có hay đã có dính líu tới khủng bố, vi phạm một cách có hệ thống các quyền con người, hoặc diệt chủng, tội ác chiến tranh hoặc tội ác chống lại loài người.
- Là người, trừ trường hợp Thường Trú Nhân, đến từ một nước đang bị cấm vận (…)
(Section 35, IRPA)
3. Serious criminality & criminality
- Phạm tội ở Canada với tội danh có khung hình phạt tù cao nhất có hình thức phạt tù tối thiểu 10 năm hoặc bị tuyên án tù từ 6 tháng trở lên.
- Phạm tội ngoài Canada mà nếu cùng với tội danh đó ở Canada, khung hình phạt tù cao nhất có hình thức phạt tù tối thiểu 10 năm; hoặc
- Bị kết án vì phạm tội ngoài Canada mà nếu cùng với tội danh đó ở Canada, khung hình phạt tù cao nhất có hình thức phạt tù tối thiểu 10 năm; hoặc
- Phạm tội ngoài Canada mà nếu cùng với tội danh đó ở Canada, khung hình phạt tù cao nhất có hình thức phạt tù tối thiểu 10 năm;
- (...)
(Section 36, IRPA)
Trong bài DU HỌC SINH & LUẬT PHÁP CANADA (https://www.ericlaminc.ca/news/du-hoc-sinh-luat-phap-canada/), tui có nhắc tới DUI và đây không phải chỉ là vấn đề của chỉ DHS.
Tuy nhiên, ở một số trường hợp cụ thể, người lỡ "dính chàm" vào Section này vẫn có thể xin rehabilitation sau một thời gian nhất định.
4. Organized Criminality:
- Tham gia hoặc có dính líu đến các tổ chức tội phạm.
- Dính líu đến các hình vi phạm tội xuyên quốc gia: buôn người, vận chuyển hoặc rửa tiền hoặc các tội danh khác.
(Section 37, IRPA)
5. Health grounds (áp dụng cho “foreign national”; “permanent resident” không được tính là “foreign national”)
- Tình hình sức khoẻ là mối nguy cho sức khoẻ cộng đồng
- Tình hình sức khoẻ là mối nguy cho an toàn cộng dồng; hoặc
- Có thể gây hao tốn cao cho các dịch vụ y tế hoặc xã hội NGOẠI LỆ:
* được xác định là người thuộc Family class (dạng bảo lãnh gia đình) và là vợ/chồng, common-law partner hoặc con của NGƯỜI BẢO LÃNH như đã đươc định nghĩa trong IRPR (“R” for Regulations))
* đã nộp đơn xin PR dưới dạng Convention Refugee hoặc ở trong tình trạng tương tự.
* là “protected person” hoặc
* là vợ/chồng, common-law partner, con hay thành viên trong gia đình (family member, theo định nghĩa của IRPR) của những người nằm trong 3 dạng ngoại lệ ngay trên đây.
(Section 38, IRPA)
6. Financial Reasons: (áp dụng cho “foreign national”)
Một người có thể bị từ chối nhập cảnh nếu họ không có khả năng hoặc không muốn nuôi sống bản thân mình hoặc bất kỳ người phụ thuộc nào và không chứng minh được với Quan chức (visa và/hoặc CBSA) họ có đủ tiền dành cho việc chăm sống và nuôi sống, trừ các nguồn từ hỗ trợ xã hội.
đây là một trong những lý do “rớt visa” phổ biến.
(Section 39, IRPA)
7. Mispresentation:
- Khai sai hoặc che dấu các thông tin thật
- Đang được hay ĐÃ được bảo lãnh bởi một người bị xem là inadmissible về vi phạm mispresentation
- (…)
Vi phạm điều này, foreign nationals sẽ bị cấm nộp đơn xin visa trong 5 năm và permanent resident sẽ bị cấm nộp đơn xin visa trong 5 năm tính từ ngày lệnh trục xuất được thực thi.
(Section 40, IRPA)
Just in case: các anh chị đang mong muốn nộp đơn theo các dạng đầu tư/doanh nhân nên lưu ý “mispresentation on source of funds” cũng là violation.
Bản thân tui đã thấy vài trường hợp khai thiếu 1 người bà con trong lần nộp đơn xin visa trước (do agent làm visa du học khai thiếu), dẫn tới bị inadmissible trong 5 năm. Vì thế mọi người hãy cẩn thận xem kỹ lại các form trước khi ký.
(…)
Các vấn đề trên hầu hết là của người đương đơn (main applicant), vậy còn các người phụ thuộc thì sao?
Section 42, IRPA có quy định: một foreign national, trừ khi là protected person, được xem là inadmissble nếu người thân (dù có nhập cảnh Canada chung hay không) được xác định là inadmissible; hoặc là người phụ thuộc của người được xác định là inadmissible (vd: người cha là applicant sẽ bị inadmissible nếu vợ hoặc con bị inadmissible; người cha inadmissble sẽ kép theo vợ con bị inadmissible).
NGOẠI LỆ của Section này là người đang có status temporary resident (đang học hay du lịch hay làm việc tại Canada) nộp đơn xin gia hạn hoặc xin một TEMPORARY visa mới, VÀ family member của applicant CHỈ bị inadmissible trên các ground KHÁC với S34 (Security), S35 (Human or international rights violations) & S37 (Organized Criminality) vd: du học sinh sẽ không gặp phải vấn đề inadmissible khi xin gia hạn visa hay study permit vì vợ/chồng hoặc con được xác định là inadmissible vì lý do sức khoẻ (S38) hay phạm tội (S36)...
---
Riêng đối với các trường hợp xin vào Canada tạm thời mà bị dính vào các vấn đề trên thì vẫn còn cách là apply một temporary resident permit (giải quyết case-by-case)
---
Mong là thông tin trên hữu ích cho các anh chị em đang và sẽ nộp hồ sơ xin visa vào Canada.
© Eric Lam, Regulated Canadian Immigration Consultant, Eric Lam Immigration Consulting Inc.
[Disclaimer: đây là ý kiến cá nhân, tôi không chịu bất kỳ trách nhiệm nào liên quan đến các thông tin và các kết quả cũng như hậu quả xảy ra với các quyết định và hành động dựa vào các thông tin trong bài này cũng như các bình luận liên quan. Vui lòng dẫn nguồn khi chia sẻ hoặc trích dẫn]