Shared tại https://www.facebook.com/groups/506890139330293/permalink/2891301800889103
Phần 1: Gap Time là gì, hậu quả của việc gap và cách phòng tránh
Gap time là khoảng thời gian trống giữa 2 khoá học. Chính phủ Canada cho phép du học sinh quốc tế được gap tối đa 150 ngày giữa 2 khoá học, và khoảng thời gian tối ưu là không dưới 90 ngày.
Khi học sinh có khoảng gap trên 150 ngày giữa 2 khoá học, học sinh có 2 options là rời khỏi Canada và quay lại sau đó, hoặc học một khoá học xen giữa.
Có rất nhiều bạn vì không biết điều này, nên đã khôngn xin được PGWP, hoặc không xin được PGWP đủ 3 năm, mặc dù đã hoàn thành 1 khoá học 2 năm tại Canada.
Tệ hơn, có những bạn bị gap quá lâu, không tham gia các lớp học và điểm danh, thì nhiệm vụ của nhà trường sẽ là báo lên CIC. Khi các bạn du học sinh không thể giải trình được là mình đang đi học, sẽ bị nhận Termination Letter, và bắt buộc phải về nước.
Vậy giải pháp là gì? Các bạn nên đăng kí một khoá học tiếng Anh ngắn hạn hoặc một khoá học college giá rẻ dài hạn, để chính phủ biết là mình đang tiếp tục việc học của mình một cách active, tránh rủi ro cho mình sau này.
Q&A: Các vấn đề về Gap Time
1. Gap Time 150 ngày, IRCC sẽ tính đơn hay tính gộp để xét duyệt PGWP cho bạn ?
Trả lời: Tính đơn. Chỉ cần bạn không có khoảng gap 150 ngày giữa 2 khóa học full-time tại các trường có DLI number, hoặc bạn về Việt Nam trong thời gian đó thì sẽ không có vấn đề gì.
2. Mình đang học College, liệu mình có thể về nghỉ 1 kì để về Việt Nam, sau đó quay lại học kì tới được không?
Trả lời: Không nên. Theo đúng luật, chỉ có học sinh nhập học kì Fall mới được phép nghỉ 1 kì, và đó chính là kì hè. Các bạn nhập học kì mùa đông hoặc mùa hè, sẽ phải tham gia việc học tập liên tục để hoàn thành chương trình học (Actively pursuing studying). Việc nghỉ 1 kì sẽ khiến bạn chịu rủi ro khá lớn về việc xin PGWP sau khi tốt nghiệp.
Phần 2: Study Permit
1. Study Permit là gì ?
Study permit là một tài liệu để chứng minh việc học tập của một du học sinh quốc tế tại một trường có DLI (Designated Learning Institution). Với những bạn lần đầu đến Canada để đi học, study permit sẽ được cấp ngay tại sân bay. Đối với những bạn có thời gian học dài hơn lộ trình học ban đầu khi đến Canada, các bạn phải gia hạn Study Permit. Khi bạn đi ra khỏi Canada và quay lại sau đó để tiếp tục việc học, đôi khi bạn phải show Study Permit và bằng chứng bạn đang tham khóa học tập tại một trường có DLI Number.
2. Độ dài của Study Permit ?
Độ dài của Study Permit thường sẽ bằng độ dài chương trình học của bạn, cộng thêm 90 ngày extra, 90 ngày extra để bạn chuẩn bị thời gian để rời Canada sau khi kết thúc quá trình học tập, hoặc xin gia hạn.
3. Nên gia hạn Study Permit lúc nào ?
Thời gian lý tưởng nhất để gia hạn Study Permit là 90 ngày trước khi Study Permit của bạn hết hạn. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể gia hạn Study Permit vài ngày trước ngày hết hạn, mặc dù điều này hoàn toàn không được recommend. Khi bạn đã apply gia hạn study permit trước khi hết hạn, bạn sẽ ở implied status và được quyền tiếp tục học cho đến khi có quyết định chính thức từ IRCC (Immigration, Refugees and Citenzenship Canada).
4. Làm thế nào để gia hạn Study Permit ?
Để gia hạn Study Permit, học sinh cần tạo một tài khoản trên IRCC, và trả lời các câu hỏi để qualify việc học sinh đó có eligible cho việc gia hạn Study Permit hay không. Sau đó học sinh cần cung cấp các documents xong cho IRCC:
+ Form IMM 5709
+Bank Statement (với số dư trong tài khoảng từ $3000 trở lên)
+Passport: bao gồm các mặt có thông tin cá nhân và dấu mộc
+Letter of Enrollment hoặc Letter of Acceptance đến từ trường đi kèm expected graduation date.
5. Rủi ro khi quên không gia hạn Study Permit ?
Khi Study Permit của bạn hết hạn, mà bạn quên không gia hạn trước đó, bạn sẽ bắt buộc phải dừng việc học, khôi phục lại student status của mình, và chờ kết quả từ IRCC trước khi quay lại việc học tập của mình. Điều này có thể dẫn đến việc bạn phải bỏ cả học kì đó, từ đó sẽ có khoảng gap lớn giữa 2 kì học liên tiếp. Điều này ẢNH HƯỞNG RẤT LỚN ĐẾN VIỆC XIN PGWP của bạn sau này. IRCC hoàn toàn có quyền không cấp PGWP cho bạn với lý do kể trên, cho nên mọi người nên chú ý đến ngày hết hạn Study Permit của mình để gia hạn kịp thời, tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Để xử lí tình huống này, mình sẽ chia ra 2 trường hợp:
𝗧𝗿𝘂̛𝗼̛̀𝗻𝗴 𝗵𝗼̛̣𝗽 𝟭: 𝗦𝘁𝘂𝗱𝘆 𝗣𝗲𝗿𝗺𝗶𝘁 𝗰𝘂̉𝗮 𝗯𝗮̣𝗻 𝗵𝗲̂́𝘁 𝗵𝗮̣𝗻 𝗰𝗵𝘂̛𝗮 𝗾𝘂𝗮 𝟵𝟬 𝗻𝗴𝗮̀𝘆.
Với trường hợp này, học sinh vẫn có thể xin khôi phục student status và gia hạn study permit. Suggestion là nên đính kèm restoration form với một explaination letter, chỉ rõ lý do tại sao bạn không gia hạn study permit trước khi hết hạn.
Dù sao, việc restore status cũng dẫn đến việc bị gap, và ảnh hưởng đến PGWP của học sinh sau này, nên mình recommend các bạn double check expiry date của study permit của mình để tránh rủi ro.
𝗧𝗿𝘂̛𝗼̛̀𝗻𝗴 𝗵𝗼̛̣𝗽 𝟮: 𝗦𝘁𝘂𝗱𝘆 𝗣𝗲𝗿𝗺𝗶𝘁 𝗰𝘂̉𝗮 𝗯𝗮̣𝗻 𝗵𝗲̂́𝘁 𝗵𝗮̣𝗻 𝗵𝗼̛𝗻 𝟵𝟬 𝗻𝗴𝗮̀𝘆.
Với các case này thì không thể cứu được nữa, và học sinh bắt buộc phải thôi học, và về Việt Nam. Suggestion từ chuyên viên tư vấn di trú (RCIC) của iaeCANADA: volunteering deportation, và sau đó có thể xin study permit và come back lại Canada với khả năng ngôn ngữ, kiến thức tốt hơn, đi kèm một lý do hợp lí và thuyết phục hơn.
Chốt lại, việc học tập và làm việc là rất quan trọng đối với du học sinh, tuy nhiên, các bạn cũng nên chú ý update thêm thông tin cho bản thân, để tránh rủi ro hết sức có thể cho mình nhé.
6. Rủi ro khi gia hạn Study Permit mà không đi học ?
Hiện tại, có nhiều bạn apply vào các trường học để xin LOA, chỉ để gia hạn Study Permit, duy trì student status và không đi học, hoặc đóng một số tiền lớn để tham gia các khóa học mà không đi học để đi làm. Điều này cực kì rủi ro. Khi bạn không đi học và không có attendance, nhà trường có nghĩa vụ báo cáo lên IRCC. Điều này đồng nghĩa với việc IRCC sẽ gửi mail yêu cầu học sinh phải giải trình về việc học tập của mình. Khi học sinh không giải trình việc đang tham gia học tập của mình bằng Letter of Enrollment và Transcript đến từ trường, IRCC sẽ gửi học sinh Termination Letter và bắt buộc học sinh đó phải về nước. Trường hợp học sinh sắp hết hạn Study Permit, nhưng chưa đủ tài chính để theo học các khóa học tiếp theo, thì việc đăng kí 1 khóa học full-time dài hạn (ít nhất 1 năm), tại 1 trường có DLI và giải pháp tốt nhất để duy trì student status tại Canada.
Phần 3: Student Visa
1. Độ dài của visa dành cho học sinh quốc tế ?
Độ dài của visa thường sẽ bằng độ dài của study permit, và cùng độ dài với chương trình học của bạn, cộng thêm 90 ngày extra (tùy từng trường hợp) .
90 ngày extra để bạn chuẩn bị thời gian để rời Canada sau khi kết thúc quá trình học tập, hoặc xin gia hạn.
2. Du học sinh nên gia hạn visa lúc nào ?
Du học sinh quốc tế cần có study permit còn hạn để apply cho visa mới.
Vì visa chỉ là một trong những điều kiện để nhập cảnh Canada, nên khi học sinh quốc tế không có nhu cầu rời Canada trong thời gian học tập thì không nhất thiết phải apply cho visa mới. Tuy nhiên, các bạn hoàn toàn còn thể apply xin visa để đề phòng những trường hợp khẩn cấp phải ra khỏi Canada.
3. Làm thế nào để gia hạn visa khi bạn là du học sinh quốc tế ?
B1: Để gia hạn Visa, học sinh cần tạo một tài khoản trên IRCC website, và trả lời các câu hỏi để qualify việc học sinh đó có eligible cho việc gia hạn visa hay không. Sau đó học sinh cần cung cấp các documents xong cho IRCC và thanh toán $100 online phí process. Các documents yêu cầu gồm:
+ Form IMM 5257
+Passport: bao gồm các mặt có thông tin cá nhân và dấu mộc
+Recent Education Transcript: bảng điểm kì gần nhất mà bạn nhập học
+Letter of Enrollment đến từ nhà trường
+Study Permit hiện tại của học sinh
+Bank Statement (với số dư trong tài khoảng từ $3000 trở lên)
+ Ảnh thẻ của học sinh
B2: Sau khi upload tất cả các documents cần thiết, hoàn thành phí process và submit hồ sơ, bạn sẽ nhận được thư yêu cầu nộp passport cho chính phủ ở Ottawa.
Địa chỉ: Temporary Resident Visa Section
CPP- Ottawa (e-Application)
PO Box 9640
Ottawa, On, K1G 6T2
Bước tiếp theo bạn cần làm là đi đến bưu điện, xin 2 cái envelopes cho express mail, 1 cái standard-sized (không được seal) và 1 cái letter-sized đựng passport là thư yêu cầu nộp passport được in ra.
Trong letter-sized envelope bạn sẽ ghi người nhận là bên chính phủ ở Ottawa (địa chỉ ở trên), người gửi là thông tin của mình.
Trong standard-sized envelope bạn chỉ gần ghi người nhận là thông tin của mình.
Phí cho 2 cái envelopes là phí gửi express tổng cộng khoảng $40, available ở tất cả các chí nhánh của Canada Post.
Sau đó, bạn chỉ cần đợi để được gửi passport cùng với visa mới tại địa chỉ hiện tại của mình.
Phần 4: PGWP
𝟭. 𝗣𝗚𝗪𝗣 (𝗣𝗼𝘀𝘁 𝗚𝗿𝗮𝗱𝘂𝗮𝘁𝗶𝗼𝗻 𝗪𝗼𝗿𝗸 𝗣𝗲𝗿𝗺𝗶𝘁) 𝗹𝗮̀ 𝗴𝗶̀?
PGWP là chứng từ chứng từ cho phép du học sinh quốc tế được ở lại Canada sau khi tốt nghiệp các khóa post-secondary.
2. Độ dài của PGWP là bao nhiêu?
PGWP sẽ được issue cho du học sinh quốc tế với độ dài từ 8 tháng đến tối đa 3 năm, tùy theo độ dài của khóa học của học sinh.
Nếu thời gian học của program là từ 𝟴 𝘁𝗵𝗮́𝗻𝗴 đ𝗲̂́𝗻 𝗱𝘂̛𝗼̛́𝗶 𝟮 𝗻𝗮̆𝗺 tại các trường có DLI number, và eligible cho PGWP, độ dài của PGWP sẽ được tính cùng với độ dài khóa học.
VD: Một bạn du học sinh sang Canada sang học 1 khóa Post-Graduate 1 năm ngành Marketing – Research and Analytics tại Centennial College, sau đó apply PGWP, sẽ có khả năng xin được PGWP tối đa là 1 năm.
Nếu thời gian học của program là 𝟮 𝗻𝗮̆𝗺 𝗵𝗼𝗮̣̆𝗰 𝗵𝗼̛𝗻 tại các trường có DLI number, và eligible cho PGWP, sẽ nhận được PGWP với thời hạn tối đa là 3 năm.
VD: Một bạn du học sinh sang Canada học 1 khóa diploma 2 năm hoặc advanced diploma ngành Business Marketing tại Seneca College, sau đó apply PGWP, sẽ có khả năng xin được PGWP tối đa là 3 năm.
Nếu học sinh học từ 𝟮 𝗸𝗵𝗼́𝗮 𝗵𝗼̣𝗰 𝘁𝗿𝗼̛̉ 𝗹𝗲̂𝗻 𝘁𝗮̣𝗶 𝗰𝗮́𝗰 𝘁𝗿𝘂̛𝗼̛̀𝗻𝗴 𝗰𝗼́ 𝗗𝗟𝗜 𝗻𝘂𝗺𝗯𝗲𝗿, 𝘃𝗮̀ 𝗲𝗹𝗶𝗴𝗶𝗯𝗹𝗲 𝗰𝗵𝗼 𝗣𝗚𝗪𝗣 𝘁𝗿𝗼𝗻𝗴 𝘃𝗼̀𝗻𝗴 𝟮 𝗻𝗮̆𝗺, thì độ dài PGWP sẽ là combine của 2 khóa học. Nếu độ dài của cả 2 khóa học cộng lại là 2 năm, du học sinh quốc tế sẽ có khả năng xin được PGWP tối đa là 3 năm.
VD: Một bạn du học sinh sang Canada học 1 khóa post graduate ngành Concept Art for Entertainment program tại George Brown College, sau đó đăng kí tiếp 1 khóa post graduate ngành Marketing - Digital Engagement Strategy tại Centennial College, sẽ có khả năng xin được PGWP tối đa là 3 năm.
𝟯. 𝗖𝗮́𝗰 𝘁𝗿𝘂̛𝗼̛̀𝗻𝗴 𝗻𝗮̀𝗼 𝗲𝗹𝗶𝗴𝗶𝗯𝗹𝗲 𝗰𝗵𝗼 𝗣𝗚𝗪𝗣:
Các trường mà khi học sinh quốc tế học xong có thể xin PGWP thường là các trường college hoặc university được tài trợ bởi chính phủ. Du học sinh có thể check PGWP eligibility thông qua DLI list của IRCC.
Link: https://www.canada.ca/en/immigration-refugees-citizenship/services/study-canada/study-permit/prepare/designated-learning-institutions-list.html
𝗖𝗮́𝗰 𝘁𝗿𝘂̛𝗼̛̀𝗻𝗴 𝘁𝗮̣𝗶 𝗸𝗵𝘂 𝘃𝘂̛̣𝗰 𝗧𝗼𝗿𝗼𝗻𝘁𝗼 𝗰𝗼́ 𝗲𝗹𝗶𝗴𝗶𝗯𝗹𝗲 𝗰𝗵𝗼 𝗣𝗚𝗪𝗣:
𝗖𝗲𝗻𝘁𝗲𝗻𝗻𝗶𝗮𝗹, 𝗚𝗲𝗼𝗿𝗴𝗲 𝗕𝗿𝗼𝘄𝗻 𝗖𝗼𝗹𝗹𝗲𝗴𝗲, 𝗦𝗲𝗻𝗲𝗰𝗮, 𝗛𝘂𝗺𝗯𝗲𝗿, 𝗖𝗮𝗺𝗯𝗿𝗶𝗮𝗻 𝗮𝘁 𝗛𝗮𝗻𝘀𝗼𝗻, 𝗡𝗼𝗿𝘁𝗵𝗲𝗿𝗻 𝗖𝗼𝗹𝗹𝗲𝗴𝗲 𝗮𝘁 𝗣𝘂𝗿𝗲 𝗖𝗮𝗺𝗽𝘂𝘀, 𝗖𝗮𝗻𝗮𝗱𝗼𝗿𝗲 𝗖𝗼𝗹𝗹𝗲𝗴𝗲 𝗮𝘁 𝗦𝘁𝗮𝗻𝗳𝗼𝗿𝗱 𝗖𝗮𝗺𝗽𝘂𝘀, 𝗥𝘆𝗲𝗿𝘀𝗼𝗻, 𝗨𝗼𝗧, 𝗬𝗼𝗿𝗸 𝗨𝗻𝗶𝘃𝗲𝗿𝘀𝗶𝘁𝘆...
𝟰. 𝗧𝗵𝗼̛̀𝗶 𝗴𝗶𝗮𝗻 𝗯𝗮̣𝗻 𝗽𝗵𝗮̉𝗶 𝗮𝗽𝗽𝗹𝘆 𝗣𝗚𝗪𝗣 𝘀𝗮𝘂 𝗸𝗵𝗶 𝘁𝗼̂́𝘁 𝗻𝗴𝗵𝗶𝗲̣̂𝗽, 𝘁𝗵𝗼̛̀𝗶 𝗴𝗶𝗮𝗻 𝗽𝗿𝗼𝗰𝗲𝘀𝘀.
Thời gian bạn phải apply: trong khoảng 180 ngày để từ ngày nhận được thư xác nhận tốt nghiệp của trường.
Thời gian process: Khoảng 100 ngày ( 3 tháng)
Một khi bạn apply PGWP, bạn sẽ ở implied status, và có thể tiếp tục làm việc trong thời gian chờ đợi kết quả.
𝟱. 𝗣𝗚𝗪𝗣 đ𝘂̛𝗼̛̣𝗰 𝗰𝗮̂́𝗽 𝗯𝗮𝗼 𝗻𝗵𝗶𝗲̂𝘂 𝗹𝗮̂̀𝗻 ?
PGWP chỉ được cấp duy nhất 1 lần. Vậy nên các bạn mới tốt nghiệp, nếu chưa xác định được định hướng nghề nghiệp, hoặc cảm thấy kiến thức và kinh nghiệm chưa đủ, thì nên cân nhắc apply cho PGWP luôn hay học thêm 1 khóa học để bổ sung kiến thức, hay xin PGWP rồi kiếm chỗ thực tập nâng cao kinh nghiệm.
Khi hết hạn hoặc gần hết hạn PGWP, bạn có thể apply cho Open Work Permit. Tuy nhiên, tỉ lệ thành công sẽ rất nhỏ và mình cũng không khuyến khích.
𝟲. 𝗖𝗮́𝗰 𝗹𝘆́ 𝗱𝗼 𝗯𝗶̣ 𝘁𝘂̛̀ 𝗰𝗵𝗼̂́𝗶 𝗣𝗚𝗪𝗣 (𝗖𝗮𝘀𝗲 𝘁𝗵𝘂̛̣𝗰 𝘁𝗲̂́):
𝗖𝗮𝘀𝗲 𝟭: 𝗛𝗼̣𝗰 𝘁𝗿𝘂̛𝗼̛̀𝗻𝗴 𝗽𝗿𝗶𝘃𝗮𝘁𝗲 𝗰𝗼𝗹𝗹𝗲𝗴𝗲.
Mình có biết 1 bạn người Philippines. Agency tại quê nhà tư vấn học Anderson College, học phí $16000/ 1 năm ( 1 trường tư tại Toronto ), nhưng không nói rõ về vấn đề PGWP cho bạn ý. Đến khi sang đây, bạn ý gần tốt nghiệp rồi mới biết. Mình vẫn đang support bạn ý xin PGWP sau khi tốt nghiệp, nhưng khả năng thành công chỉ dưới 1%.
𝗖𝗮𝘀𝗲 𝟮: 𝗚𝗮𝗽 𝘁𝗶𝗺𝗲:
Lại là một cô bạn khác người Hoa. Bạn này học đại học Nam Kinh rồi chuyển tiếp lên Waterloo University để lấy double degree. Tuy nhiên, vì không rõ luật ở Canada, nên bạn ý gap 2 kì, và cũng không thông báo với trường, và dù có apply lại nhiều lần, PGWP application của bạn ý vẫn bị refuse.
𝗖𝗮𝘀𝗲 𝟯: 𝗞𝗵𝗼̂𝗻𝗴 𝗴𝗶𝗮̉𝗶 𝘁𝗿𝗶̀𝗻𝗵 đ𝘂̛𝗼̛̣𝗰 𝗹𝗼̣̂ 𝘁𝗿𝗶̀𝗻𝗵 𝗵𝗼̣𝗰 𝗰𝘂̉𝗮 𝗺𝗶̀𝗻𝗵:
Bạn này người Việt. Bạn ấy tạo tài khoản trên CIC để gia hạn study permit, nhưng không keep track với application của mình. Đến khi CIC yêu cầu bổ sung offical transcript của tất cả các trường mà bạn ý đăng kí học, bạn ấy cũng không biết. Kết quả là fail.
Ngoài ra còn rất nhiều lý do khiến bạn bị từ chối PGWP. Nên các bạn du học sinh nên tham khảo các nguồn thông tin của IRCC website hoặc luật sư di trú để nắm được thông tin tốt hơn nhé.