Vietnamese Expats

Cho đi là để nhận lại
Google badgeiOs badge
4 năm trước
updated 4 năm trước
Kinh nghiệm mua xe Honda cũ ở Ontario
Shared tại https://www.facebook.com/groups/506890139330293/permalink/2835728296446454/
Hôm nay Chúa Nhật rảnh rỗi mình chia sẽ chút kinh nghiệm cá nhân khi đi mua xe cũ nhen. Cá nhân nên miễn tranh luận nha.
Tất nhiên ai ko khoái xe mới nhưng vấn đề muôn thuở đầu tiên- tiền đâu, nhất là sinh viên vừa học vừa làm + đủ thứ tiền.
Bởi vậy mình mua xe cũ, vẫn chạy tốt lại tiết kiệm rất nhiều tiền. Xe mới thì hãng nào chạy cũng ngọn hết, nhưng mà qua 150-200 ngàn km là bắt đầu đổ bịnh tùm lum. Bản thân mình sửa qua rất nhiều dòng xe thì cuối cùng chỉ chung thủy với 1 hãng; Honda. Thiệt ra Toyota cũng tốt lắm nhưng ghét cái mỗi lần đi mua part (chính hãng - OEM) thì chờ lâu lắc.
Mình thích Honda vì:
(1) máy móc rất bền, bảo trì đúng hạn thì chạy tới 400 500 ngàn km mới hư nặng. Mà lúc đó thì bán ve chai luôn rồi.
(2) phụ tùng bao la, dễ kiếm, lại rẻ.
(3) Kiểu dáng đẹp hơn Toyota
(4) xe đậu ngoài trời nóng lạnh cách mấy, đề phát nổ ngay, chẳng cần cắm điện warm up gì ráo.
Honda bình dân thì có Civic, xịn hơn chút thì Accord, nữa thì Acura. Mỗi dòng lại có các trim (DX LX EX EXL...)- tức là option này nọ như sunroof, ghế da, ghế có sưởi, camera,... nhiều đồ chơi thì thêm tiền.
Trước khi đi mua xe cũng nên trang bị chút kiến thức về xe để còn biết mình đang mua con xe nào hen. Google đầy ra.
Giờ tới chuyện chính là đi mua xe:
  • đi 2-3 người vì mình cầm mấy ngàn cash đi, rủi bị cướp thì sao. cũng đừng kéo nguyên băng chủ xe tưởng mình cướp xe nó
  • cầm theo đèn pin
  • luôn luôn check history của xe, chỉ cần gõ số VIN vào mấy trang web như carfax, là ra hết km, tai nạn, tình trạng xe, ...
  • tất nhiên xe cũng có thể bị tai nạn rồi chủ xe tự bỏ tiền ra sửa ko claim bảo hiểm nên phải coi kỹ các khe hở cánh cửa, cốp sau, capo, coi có bằng nhau không. xe honda mấy khe hở này chênh lệch khoảng 0.5mm , nếu quá 0.5 phải coi kỹ
  • nổ máy khoảng 10 phút, quan sát coi có chảy dầu chảy nước gì không ( các loại leak thường máy nóng mới thấy rõ)
  • dùng máy scanner kết nối với computer của xe để kiểm ra tình trạng máy (xe đời 95 trở lên đều có computer trong xe lưu lại tình trạng xe)
  • kiểm tra dầu máy, dầu hộp số, dầu thắng, dầu trợ lực có còn đủ, có mùi khét, có cặn... , nước làm mát có còn đủ
  • khi xe đã warm up (kim nhiệt dưới mức chính giữa 1 chút), lắng nghe máy xem có tiếng động lạ ko (vì xe Honda mới đề tua máy lên cao cỡ 1200rmp, máy gào ko nghe được gì cả, nó warm up xong sẽ hạ xuống 800 900 rpm)
  • kiểm tra máy lạnh, máy nóng. Khi bật AC lập túc quạt tản nhiệt phải quay, ko quay là hư gì đó rồi. đồng thời tua máy tăng 1 chút
  • coi đèn pha xa, gần, thắng, signal hoạt động bình thường ko. bấm thử kiếng lên xuống có tiếng động lạ ko.
  • chạy thử: lùi thật chậm coi có bị gằn, rung, gõ trong hộp số. chạy tới cỡ 50-6-km/h coi số có tự chuyển nhẹ, êm ko (số tự động)
  • rà thắng nhẹ nghe tiếng kêu ko
  • đạp mạnh coi xe có đảo, hay chân thắng có êm, ko co giựt
  • kiểm tra cốp xe, dưới bánh dự phòng, Honda rất hay bị sét chỗ đó.
  • kiểm tra dưới gầm xe coi có sét rỉ nặng không. nhờ đặc sản muối trộn tuyết mà xe canada rỉ sét hết ráo. mà 1 khi đã có rust thì nó lan ra như ghẻ vậy, không trị kịp thời là quăng luôn.
Xe nào ở Canada cũng có tờ giấy đăng ký xanh xanh, trên đó ghi
VIN (là số nhận dạng của mỗi chiếc xe, như số thẻ căn cước vậy)
Title: cái này quan trọng
  • Non-Branded (hay clean) là tốt, bình thường
  • Salvage: đụng nặng hoặc phí sửa quá cao so với giá trị xe, bị bảo hiểm bỏ (totaled) -> nooo
  • Re-build: hư nặng phải sửa rất nhiều -> noooooo
Xe chỉ cần số Vin còn là xe còn, còn lại muốn làm gì cũng được.
Mình chỉ mua non-branded thôi, còn mấy title khác bỏ qua. (xe chạy uber phải là non-branded nhen)
Nhiều bạn hỏi mình giá xe thế nào. Cái này rất khó nói vì chưa coi tận mắt chưa biết được. Mình thường định giá 1 chiếc xe bằng cách coi những xe cùng dòng, km, trên Autotrader và impactauto để lấy giá trung bình. Sau đó khi coi xe sẽ trừ ra chi phí sửa chữa những hư hỏng trên chiếc xe đó sẽ ra giá nên mua. Chung chung là vậy, nhưng nhiều khi mình thích chiếc nào đó do có nhiều option thì cũng mua cao hơn 1 chút, hoặc ko thích màu xe chẳng hạn thì giảm 1 chút.
Có câu 1 tiền gà 3 tiền thóc, tiền sửa quá tiền xe là vậy. Honda dạng nồi đồng cối đá ít hư nhưng vẫn phải bảo trì thường xuyên. Ko thì hư là bình thường. Cho nên khi mua xe mình cố gắng mua xe ko hư hỏng gì, hoặc hư nhẹ nhẹ thôi.
Đi coi xe nên đi ban ngày sáng sủa dễ coi, kẹt lắm mới coi ban đêm vì ko thấy rõ tình trạng máy móc, thân xe.
Xe mua rồi phải đi kiểm định- làm giấy safety mới được chính thức lấy bảng số. 1 số mục bắt buộc đạt chuẩn safety: ( nghĩa là nếu hư bắt buộc sửa)
  • kiếng xe nguyên vẹn (ko nứt, bể)
  • các cơ cấu gầm phuột bình thường, ko rơ lắc
  • túi khí bình thường, ko báo lỗi
  • ko nổi đèn engine light
  • thắng còn ít nhất 1.5 mm
  • đèn hoạt động tốt
  • vỏ xe còn đủ gai, không nứt, rách
  • Không rò rỉ dầu trên hệ thống thắng, thước lái

Chăm sóc xe

Timing belt (đai cam) civic 2006 về trước, accord 2003 về trước, accord v6 (mình ko nhớ rõ đời nào) khi check xe bạn google hoặc nhìn cục máy là thấy. Mấy dòng này phải thay timing belt mỗi 100-175 ngàn km. Cho nên nếu mua xe trên 175k km phải hỏi chủ xe thay chưa, vì cái belt này để lâu nó skip 1 vài răng, hoặc đứt là hư luôn cục máy. Các dòng còn lại xài timing chain nên khỏi thay khỏi lo vụ này.
Mua xe cũ cỡ nào. Riêng mình chỉ mua khoảng 2003 – 2014. Vì cũ hoặc mới hơn rất khó kiếm đồ thay. Đồ thay đây là đồ tháo xe, chứ đồ mới thì mắc trên trời.
Mileage: trung bình 1 năm chạy cỡ 25 ngàn km vậy 4 năm là 100 ngàn. Xe Honda có thể chạy tới 4-600 ngàn. Cứ cho là 400 ngàn đi, thì 1 chiếc xe 200 ngàn km vẫn chạy tiếp được 8 năm. Vậy nên mình hay mua khoảng 150-220 ngàn (trừ xe có timing belt thì phải dưới 175 ngàn).
Fluid: Khi mua xe về mình ko rõ chủ cũ chăm sóc thế nào, nên mình sẽ thay toàn bộ dầu thắng, dầu máy, dầu hộp số, nước tản nhiệt, dầu trợ lực tay lái, nước rửa kiếng,..
Tất cả các thứ đầu, trừ dầu máy mình xài chính hãng Honda. Dầu máy mình hay xài Castrol thường, vừa rẻ vừa êm máy, không xài tổng hợp do nó loãng, không hợp cục máy cũ. Dầu máy thay mỗi 5000km, các thứ khác các cứ theo sách hướng dẫn của Honda.
Thắng: thay mới nếu cần.
Chống sét: bạn ngó thử dưới gầm xe sẽ thấy sét (rust) đẹp cỡ nào. Nên rửa sạch, bắn cát hoặc mài những chỗ sét nặng, rồi sơn chống sét toàn bộ. Sơn luôn con heo dầu với đùm thắng vừa đẹp vừa chống sét. Trong thân xe và cánh cửa thì xịt wax vào (hang Honda có để sẵn rất nhiều lỗ trên thân xe, nhìn kĩ là thấy.
Nội thất : Thay lọc gió máy và cabin, hút bụi lau chùi trong xe, giặt ghế nếu rảnh (chỉ làm mùa hè thôi, chứ mùa đông lạnh ko khô kịp).
Nên sắm bộ thảm cao su để chống thấm nước muối vào thảm xe, lâu ngày sét lủng sàn xe á.
Vỏ xe, nên có riêng 1 bộ summer tire và 1 bộ winter tire. Không nên tiếc tiền mua riêng 2 bộ rim, vì tiền công thay vỏ+balance + ráp quá tiền rim. Chứ kể tháo ra tháo vào hư vỏ hết. Mình chạy winter tire còn drift vòng vòng, huống gì all season or summer tire, cứ gọi là trượt băng nghệ thuật.
Rửa xe: xe đi về bám đầy tuyết + muối: vào ngay rửa xe tự động 2 đồng rửa phát sạch sẽ thơm tho. Tất nhiên ai kỹ tính sợ xước trầy sơn mới thì cứ rửa bằng khăn vô tư.


Comments

Vui lòng đăng nhập trước
Post được báo rác nhiều sẽ bị xóa
Loading...